Tuy nhiên, việc hạ bậc tín nhiệm nợ dài hạn bằng đồng nội tệ của Việt
Nam được Standard&Poor's giải thích là do sự thay đổi trong phương
pháp đánh giá tín nhiệm mới của hãng này.Theo tuyên bố mới nhất của S&P được Reuters đăng tải ngày 19/8, điểm
tín nhiệm nợ dài hạn bằng tiền đồng của Việt Nam bị giảm từ mức BB
xuống BB-, trong khi đó điểm tín nhiệm nợ dài hạn bằng ngoại tệ của Việt
Nam được giữ nguyên ở mức BB-, so với mức B của điểm tín nhiệm nợ ngắn
hạn bằng ngoại tệ.
S&P đánh giá triển vọng "tiêu cực" đối với các mức tín nhiệm nợ của VNGiải thích cho việc hạ điểm tín nhiệm này, chuyên gia phân tích Kim Eng
Tan của S&P cho biết: "Chúng tôi hạ điểm tín nhiệm nợ dài hạn bằng
đồng nội tệ sau khi thực hiện phương pháp và cách đánh giá mới của
S&P về xếp hạng nợ quốc gia".
Ông Tan cũng cho biết, hạng tín nhiệm nợ dài hạn bằng đồng ngoại tệ của
Việt Nam không thay đổi vì không chịu ảnh hưởng từ phương pháp đánh giá
mới, và bản thân các yếu tố cơ bản về nợ ngoại tệ của Việt Nam không
thay đổi.
Với thông báo này, điểm tín nhiệm nợ dài hạn của Việt Nam đối với tiền
đồng và ngoại tệ đã bằng nhau, ở mức BB-. Theo ông Tan: “Trong xu hướng
toàn cầu hóa và tái cấu trúc nợ ngày càng cao, chúng tôi tin rằng Chính
phủ các nước không có thiên hướng tách rời các khoản nợ bằng nội tệ và
ngoại tệ".
Điểm tín nhiệm BB- của Việt Nam, theo S&P, phản ánh nền kinh tế có
thu nhập thấp, thị trường tài chính đang phát triển và vẫn bị phụ thuộc
vào mệnh lệnh hành chính. Các yếu tố tích cực là triển vọng tăng trưởng
kinh tế tốt, nỗ lực tái cơ cấu kinh tế của Chính phủ đã phần nào hạn chế
những nhược điểm nêu trên.
Về triển vọng tín nhiệm đối với các xếp hạng trên của Việt Nam, theo
S&P, là mức tiêu cực, với đánh giá Việt Nam đang đối mặt với những
rủi ro ngắn hạn về bất ổn kinh tế vĩ mô và tài chính.
Cũng như đánh giá của Fitch, S&P bày tỏ sự quan ngại lớn nhất vào hệ
thống tài chính. Theo S&P, những bất ổn kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng
trưởng tín dụng lớn trong những năm gần đây đã làm suy yếu thệ thống
ngân hàng, dẫn đến cú sốc mới về kinh tế và tài chính.
"Tỷ lệ tín dụng nội địa cao, ước tính bằng 118% GDP cuối năm 2011 khiến
lãi suất bình quân năm khó xuống dưới 15%', ông Tan nhận định.
Tuy nhiên, triển vọng kinh tế Việt Nam được S&P đánh giá sáng sủa
nhờ khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, với mức trên
8% GDP trong 4 năm vừa qua. Theo đó, hãng định mức tín nhiệm này cho
rằng các dự án đầu tư nước ngoài có thể giúp Việt Nam duy trì mức tăng
trưởng GDP hàng năm từ 5 - 6%, cụ thể là 5% vào năm 2011.
Mới đây, một hãng định mức tín nhiệm khác là Fitch cũng đánh giá mức tín
nhiệm nợ dài hạn bằng ngoại tệ và tiền đồng của Việt Nam ở mức B+ với
triển vọng ổn định. Tuy nhiên, Fitch cũng đánh giá mức này đang chịu áp
lực bởi lạm phát cao và sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng.