Admin Quản Trị Hệ Thống
Posts : 590 Points : 1665 thanked : 3 Birthday : 14/08/1990 Join date : 23/04/2011 Age : 34 Đến từ : Đồng Nai
| Tiêu đề: Khmer Đỏ - TỘI ÁC CHỐNG LẠI LOÀI NGƯỜI !!! Fri Dec 30, 2011 7:37 pm | |
| [size=25]CAMBODIA GENOCIDE
Nhân dịp xét xử Duch - kẻ cầm đầu nhà tù Tuol Sleng của chế độ diệt chủng Pol Pot được đăng trên báo Thanh Niên và các phương tiện thông tin đại chúng - mà tôi – Half-Blood Prince – muốn giới thiệu với các bạn về một trong những chương đen tối nhất của thế kỷ 20. Có điều gì đó thôi thúc lương tri tôi phải nhìn lại quá khứ.
Tôi là một người đặc biệt yêu thích bộ môn lịch sử. Bản thân đã từng đọc đủ thứ tài liệu, chứng kiến biết bao nhiêu tội ác của loài người tự cổ chí kim. Có thể kể đến một vài sự kiện nổi bật như thảm sát người Do Thái Holocaust của Đức quốc xã, Đại Thanh Trừng và Nạn Đói Holodomor của Joseph Stalin, Đại Nhảy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông … vân vân. Nhưng những điều đó, xét về độ tàn bạo, khủng khiếp, ghê tởm vẫn còn thua xa tội ác của Pol Pot và đồng bọn.
Đất nước Campuchia bị ép chặt, nghiền nát dưới “bánh xe lịch sử” của chế độ Khmer Đỏ - một chế độ xã hội mà những ý tưởng man rợ của nó đã đưa một trong những nền văn minh rực rỡ nhất từng xuất hiện trên trái đất này vào guồng quay của sự hủy diệt.
Ở đó, trong những trang trại lao động khổ sai, tất cả trẻ con và người lớn bị đày đọa bởi lao động quá sức, bởi đói khát bệnh tật, để rồi chết vì kiệt quệ và hành quyết.
Ở đó, tri thức, văn hóa, truyền thống, tình yêu bị lên án, bị tiêu diệt.
Tấm bản đồ sọ người
Tôi đã lặng người đi khi lật lại từng trang của giai đoạn chết chóc này. Những câu chuyện rùng rợn tôi đọc trong “Hành trình qua cánh đồng chết”, "Người tù của Khmer đỏ”, “Hồi ký của Boun Sokha”, “Tam giác Trung Quốc-Việt Nam-Campuchia”… vượt xa trí tưởng tượng của tôi. Bởi nó quá sức thương tâm.
Có thể bạn cho rằng tôi nói hơi quá , nhưng để tôi chỉ cho bạn thấy tại sao tôi lại ghê sợ chế độ Pol Pot này hơn tất cả các sự kiện ở trên:
_Đầu tiên, Đức Quốc xã hiển nhiên là biểu tượng sáng chói nhất cho cái ác ngự trị trên trái đất này. Hình thức giết người của chúng cũng dã man : phòng hơi ngạt, tử hình bằng súng máy … Nhưng tựu chung, Hitler chỉ có ước mơ đưa dân tộc của mình thống trị địa cầu chứ không đẩy họ xuống âm phủ.
_Kế đến, Joseph Stalin tổ chức cuộc Đại Thanh Trừng xuất phát từ nỗi sợ của ông ta về các đối thủ chính trị. Còn nạn đói Holodomor Stalin gây ra đối với người dân Ukraina là một thảm họa không thể chối cãi. Tuy nhiên, Stalin vẫn giúp Liên Xô trở thành siêu cường thứ hai duy nhất trong lịch sử.
_Cuối cùng, thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông theo như tôi đọc trong “Sống và chết ở Thượng Hải” thật sự khắc nghiệt. Đó là một giai đoạn hỗn loạn xã hội và tình trạng vô chính phủ tại Trung Quốc. Sự lộng hành của Hồng vệ binh dưới quyền của Mao Trạch Đông đã tạo ra một bầu không khí khủng bố, khiến người dân sống trong nơm nớp lo sợ.
Nhưng còn bọn Khmer Rouge thì sao ?
_Theo nhìn nhận cá nhân, tôi cho rằng chính quyền Khmer Đỏ là độc ác chưa từng có và là một địa ngục, một vết nhơ không phai mờ trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Khó tưởng tượng rằng đến tận những năm gần cuối thế kỷ 20, tức thời hiện đại, mà còn tồn tại một chế độ vô nhân đạo hơn cả thời phong kiến. Thanh lọc dân số bằng… cuốc chim, bằng chặt đầu, bằng xẻ đôi, bằng khoan sọ …
Tôi sẽ kể tóm tắt một cách rõ ràng và dễ hiểu qua những gì tôi nhớ được:
Cuộc nội chiến tại Campuchia diễn ra trong 5 năm giữa phe cộng hòa do tướng Lon Nol chỉ huy và phe Khmer Đỏ do Pol Pot cầm đầu.
*Kết quả: phe Lon Nol đầu hàng và phe Pol Pot tiến về thủ đô Nam Vang như những anh hùng.
Chân dung Pol Pot
Ngày 17-4-1975, khi Khmer đỏ kéo vào thủ đô Nam Vang, ai cũng hân hoan vui mừng đón rước, lầm tưởng hòa bình đã đến và cảnh chém giết lẫn nhau không còn xảy ra nữa. Nhưng không ngờ, chính ngày đó lại là ngày mở đầu cho một chuỗi dài thảm họa đẫm máu, khủng khiếp đến nỗi gây chấn động dư luận khắp nơi trên thế giới. Ai nghe đến cũng phải rùng mình kinh hãi.
Chưa kịp reo hò, chưa kịp nhận xét thì ngay phút đầu tiên bắt gặp gương mặt của bọn lính Pol Pot, những người dân bàng hoàng nghe lệnh: “Tất cả ra khỏi thành phố !”
Đàn ông, đàn bà, già trẻ lớn bé, sư sãi, nhà giáo, kỹ sư, bác sĩ, nhà buôn, sinh viên ..vv hơn 1 triệu người không kịp mang theo quần áo. Tụ tập con cái, gọi vợ, gọi chồng thì bị lùa đi về nông thôn như những bầy nô lệ. Nam Vang trở thành một “thành phố ma” (City of ghost).
Cuộc hành trình khủng khiếp này dựa trên một học thuyết của Darwin là “Chọn lọc tự nhiên”. Chỉ những người khỏe mạnh, có khả năng thích nghi tồn tại mới được sống để lao động. Dọc đường đi số người chết lên đến hàng trăm, hàng ngàn. Họ bị đối xử thua cả những con chó, con lợn.
Tôi sẽ trích lại vài dẫn chứng cho các bạn từ một tác phẩm tôi yêu thích: “Hồi ký của Boun Sokha”
Cảnh tượng thương tâm trên con đường "Chọn lọc tự nhiên"
...Bị cưỡng bách di tản quá gấp rút, nhiều gia đình đã thất lạc nhau hoàn toàn, và cũng chẳng thấy ai kịp đem theo lương thực và nước uống phòng thân. Đoàn người lặng lẽ, nặng nề tiến bước, không ai dám thốt ra một lời nào, dù chỉ là để than thở cho vơi bớt nỗi lo âu. Chỉ một câu nói nhỏ cũng đủ mất một mạng người! Đã có nhiều người bị bắn chết ngay tại chỗ, trước mặt đám đông, vì những nguyên nhân nào không ai hiểu được. Ngay cả đến thân nhân những người bị hành quyết còn đang hấp hối, hay ngắc ngoải trên mặt đường, cũng không dám dừng chân lại để giúp đỡ nhau.
Khi chúng tôi đã nhập vào đoàn người di tản được khoảng 15 phút bỗng làn sóng người sau lưng tôi bị chận khựng lại. Hai tên Khờ-Me đỏ, một trai một gái, khoảng mười mấy tuổi đầu, xông vào giữa đoàn người lôi một người đàn ông lên lề đường, tra vấn:
- “Mày là lính cộng hòa, phải không?”
- “Dạ, không phải!” Người đàn ông đáp: “Tôi không phải là lính. Tôi làm thợ máy!”
- “Tại sao mày lại mang giày lính?”
- “Dạ, tôi mua đôi giày này ở khu chợ trời Olympic. Có nhiều thường dân mang giày này, thưa đồng chí”.
Một tên Khờ-Me đỏ khác, đôi mắt đỏ ngầu sát khí, cắt ngang cuộc đối thoại:
- “Mấy đồng chí còn phí thì giờ với tên tay sai đế quốc này làm gì nữa!”
Vừa dứt câu, hắn đã chìa súng bắn ngay vào ngực nạn nhân một phát. Người đàn ông chỉ kịp thét lên một tiếng rú đau đớn như một con heo bị chọc tiết, rồi ngã vật xuống đất...
Bọn Khmer Đỏ huấn luyện con nít giết người không ghê tay:
...Hai thiếu niên trạc độ 13 hay 14 tuổi đã không tự chủ được, leo lên câyhái xoài ăn. Một tên Khmer đỏ bước đến, thay vì kêu 2 em đó xuống, đã lạnh lùng giương súng nhắm bắn 2 em đó như người ta bắn chim! Hai em này té lăn xuống, máu tuôn ướt đất, nằm chết thẳng cẳng mà trên tay vẫn còn cầm chặt 1 trái xoài.
Tên Khmer đỏ này quay nhìn đám người đang sững sờ đứng nhìn quanh đó và dõng dạc lên lớp:
- “Mấy người hãy coi chừng! Không ai được lấy bất cứ vật gì nếu “Angkar” (tức chính quyền Pol Pot) chưa cho phép. Tất cả đều là tài sản của... “Nhân Dân”, và sẽ được chia chác đồng đều. Mọi người đều có phần của mình. Không ai được quyền tự cung cấp cho mình. Mấy người hãy coi đó làm gương và từ bỏ thói hư tật xấu của mấy người đi!”
Tên lính Khmer đỏ thốt những lời ấy, cũng trạc tuổi với 2 em vừa bị nó bắn chết chỉ vì vài quả xoài con! ...
Lũ Khmer Đỏ nhí - tuy còn bé nhưng đã thành thạo việc giết người
Vô cùng khát máu
...Hắn đưa chúng tôi đến 1 cái hố dài mới đào vội tối hôm qua. Hai bên bờ hố, tôi thấy 2 dãy người lẫn lộn cả đàn ông và đàn bà đã bị trói giật cánh khỉ mà cánh tay nào cũng đẫm máu vì bị trói bằng giây kẽm quá chặt đến đứt thịt. Tiếng người kêu khóc và rên rỉ nghe thật não nùng, ghê rợn. Trong số tử-tội ấy, tôi còn thấy có khoảng ngót chục đứa trẻ từ 7 đến 14 tuổi, cũng bị trói dính chùm với cha mẹ chúng.
Bên cạnh 2 dãy người đang ngồi chờ chết ấy, có 2 tên Khờ-Me đỏ đứng sẵn sàng đợi lệnh viên Kamaphibal (tên cai quản nông trường) để ra tay thi hành công tác... “cách mạng”!
Khi chỉ còn cách pháp trường tập thể chừng vài thước, tên Kamaphibal lấy giọng hô to: “VAY CHOLTEUV!” (tiếng Căm-Bu-Chia có nghĩa: đập, hất xuống hố, bắt đầu!).
Thế là 2 tên đồ tể khởi sự hành quyết từng người một. Trước tiên tử-tội bị tên Khờ-Me đi trước đập 1 gậy thật mạnh vào ót cho gục xuống. Tiếp theo, tên đi sau đến đập bồi thêm 1 gậy nữa lên sọ, rồi dù đã chết hay chưa chết cũng mặc, hắn dùng chân hất xác tử tội xuống cái hố đã đào sẵn kề bên.
Lúc mới khởi sự, công tác hành hình còn diễn ra chậm chạp, nhưng tốc-độ tăng nhanh dần và càng lúc càng tàn bạo hơn, theo sự hăng máu của 2 tên đồ tể đã bị kích thích dữ dội bởi những tiếng la hét, kêu khóc thảm thiết của các tội-nhân. Chúng phang loạn xạ, đập túi bụi lên cả đầu cả cổ nạn nhân, chẳng còn lề lối gì nữa. Trong khi đó tên Kamaphibal đứng im nhìn cảnh giết chóc dã-man diễn ra. Vẻ mặt hắn đanh lại và cặp mắt đỏ ngầu long lên sòng sọc như 1 tên ác quỷ hiện hình.
Chúng theo dõi con người ta ngày đêm :
- Tôi cho phép đồng chí nghỉ tay. Tôi có điều rất quan trọng cần phải nói riêng với đồng chí. Thoạt tiên, Lan-Thi nghĩ hắn muốn tỏ tình, nên đã sẵn sàng những cử chỉ và lời nói để hứa hẹn xuông cho qua chuyện. Nhưng khi nghe câu nói đầu tiên thốt ra từ cửa miệng của Toum, mặt nàng bỗng tái nhợt, không còn chút máu.
- Đồng chí và anh của đồng chí sẽ bị xử tử hình!
- Không, đấy là chồng tôi thực sự. Có phải anh tôi đâu. Lan-Thi cố cãi cách yếu ớt, trước cái nhìn tàn bạo của Toum.
Đồng chí còn nhớ Kamaphibal đã nói gì không?
- Dạ nhớ, đồng chí.
- Các đồng chí không phải là vợ chồng. Các đồng chí đã nói láo với Angkar. Nói láo với Angkar cũng là một tội tử hình, các đồng chí có biết không?
- Nhưng chúng tôi đã lấy nhau. Lan-Thi cố chống chế.
- Các đồng chí nên biết rằng, tôi đã theo dõi các đồng chí suốt 1 tuần lễ, cả ngay lẫn đêm. Tôi đã nghe tất cả những gì 2 người nói chuyện với nhau. Nhưng điều tôi ngạc nhiên và nghi ngờ nhất là 2 người không bao giờ ngủ chung với nhau như vợ chồng. Đồng chí nằm bên góc phải, còn Chấn nằm bên góc trái. Hai người không thể nào qua mặt tôi được. Hai người đừng nghĩ rằng tôi ngu, không biết gì. Angkar kiểm soát cả đến trong giấc ngủ của mọi người.
Trò ưa thích của bọn chúng: Tung trẻ em lên rồi dùng lưỡi lê hứng
Tiêu diệt cả trí thức:
_ Họ vẫn là những kẻ thù của cách mạng, cần phải tận diệt. Đồng chí biết tại sao cách mạng không xài bọn bác sĩ, kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật, giáo sư.v.v... không? Bọn chúng cũng là những phần tử nguy hiểm cho cách mạng.
Bữa ăn này, toàn đồ ăn ngon, nhưng qua lời nói của Toum, tôi cảm thấy dư vị tanh hôi và lợm giọng.
Và cả trẻ em vô tội:
- Đối với trẻ em, đồng chí làm sao?
- Bọn con nít hả? Bọn nhóc tì này tôi không có cảm nghĩ gì hết. Chỉ có đàn bà, con gái là tôi kỵ thôi. Nhưng giết bọn nhóc con dễ ợt hè. Có những đồng chí cầm 1 cành cây đập thẳng lên đỉnh sọ nó cũng chết liền. Nhưng riêng tôi thích xài cây gập gỗ mun này. Nó rất hiệu nghiệm. Thử cầm coi. Nó nặng và cứng chắc như 1 thanh sắt vậy đó.
- Tại sao các đồng chí lại giết cả con nít chi vậy? Chúng đâu có gây nợ máu gì để phải trả? Lan-Thi hỏi mà nước mắt đã lưng tròng.
- Vì chúng sẽ trở nên rất nguy hiểm trong tương lai. Còn nguy hiểm hơn cả cha mẹ chúng là khác. Như các đồng chí đều biết lòng thù hận kéo dài hết đời nọ sang đời kia. Nếu ta muốn diệt chí, rận, phải diệt cả trứng nữa. Nhưng các đồng chí hãy bình tĩnh, cách mạng chỉ giết bọn con nít mà cha mẹ chúng thuộc thành phần làm chánh trị, sĩ quan, công chức cao cấp thôi. Bọn này cách mạng phải giết trọn cả gia đình cho đến hết 3 đời dòng họ. Đối với bọn con nít sơ sanh đã thất lạc cha mẹ, cách mạng không có nhà giữ trẻ, nên đã có giải pháp khác.
Nghe đến đây Lan-Thi không còn ngăn được nước mắt tràn ra.
Những đứa trẻ nạn nhân của chế độ khát máu này
Dễ sợ quá phải không các bạn ? Không phải phim ảnh, không phải tiểu thuyết, đây là những việc có THẬT !
Xã hội Campuchia từ một quốc gia hoà bình trong thập kỷ 60 đã bị Polpot biến thành một lò sát sinh khổng lồ đầy rẫy những hố chôn người. Không còn thành phố, trường học, chợ búa, tiền tệ, gia đình; không còn nhảy múa, đi chùa, tụng kinh niệm Phật; không có sự giao lưu với bên ngoài; con người không được nói, không được vui, không được buồn, không đuợc khóc, không được suy nghĩ, chỉ được cúi đầu tuân lệnh, sống trong câm lặng và hồi hộp chờ đợi nghe bọn Khmer Đỏ kêu đến tên mình đưa đi hành quyết.
Cảnh tượng rất phổ biến tại Campuchia ngày đó Các bạn có tưởng tượng được một cuộc sống như vậy không? Vậy mà họ đã trải qua 3 năm 8 tháng 20 ngày với nó.[/COLOR]
Đó là đối với dân tộc Campuchia. Thế còn chính sách của Pol Pot dành cho Việt Nam ta ra sao ?[/COLOR]
Trung ương Đảng Pol Pot họp quyết định 3 chủ trương lớn:
- Làm sạch nội bộ nhân dân
- Xác định Việt Nam là kẻ thù số 1, kẻ thù truyền kiếp !
- Xây dựng xã hội mới của Campuchia: không chợ, không tiền, không trường học, không trí thức, không tôn giáo, không đô thị, không gia đình.
Báo hiệu cho chính sách ấy, cũng trong tháng 5/1975 một khối thuốc nổ phá sập toà nhà Ngân hàng quốc gia Campuchia. Pol Pot hãnh diện nói: “Đây là tiếng súng đại bác tiến công vào dinh luỹ đồng tiền”.
Cùng với tiếng nổ báo hiệu công khai đó, thường vụ TƯ đảng Polpot ra chỉ thị tuyệt mật tiến hành 1 cuộc thanh trừng nội bộ, “dù có phải hao tốn 1 triệu người. Đảng ta cũng không tiếc, đảng ta cần phải mạnh. Nếu chỉ còn lại 2 triệu người Campuchia thì chúng ta vẫn xây dựng lại được đất nước”.
Bộ trưởng quốc phòng của chính phủ Polpot hồi đó nói với nhà vua: “Muốn cho đất nước và giống nòi Campuchia khỏi bị hoạ diệt vong, phải vĩnh viễn cắt khỏi thân thể Campuchia 3 thứ”:
1. Kiên quyết không để cho bất kỳ 1 người Việt Nam nào có quyền sống ở Campuchia. Nhằm mục đích ấy, biện pháp do Khmer Đỏ thi hành là 1 năm giết chết một số lượng lớn Việt kiều bị tình nghi. Mặt khác dùng vũ lực trục xuất toàn thể Việt kiều.
2. Ra lệnh cho mọi người dân Campuchia, cả nam lẫn nữ phải làm việc gian khổ hơn nhân dân Việt Nam gấp 2 lần, 10 lần và làm như thế để Campuchia mạnh hơn Việt Nam rất nhiều …
3. “Chấp nhận” 1 cuộc chạm trán vũ trang trên quy mô lớn với Việt Nam…
Hai triệu người Campuchia còn sót lại phải tiêu diệt sáu mươi triệu người Việt Nam. Với thái độ hết sức nghiêm túc, các nhà lãnh đạo Khmer đỏ đã ra lệnh cho binh sĩ và nhân dân : “ 1 người Campuchia phải giết chết 30 người Việt Nam”.
Bộ đội Việt Nam tiến vào giải phóng Nam Vang. Chấm dứt thời kỳ khủng khiếp này, trong khi cả thế giới che mặt làm ngơ. Sau khi chế độ Polpot kết thúc, bọn diệt chủng Polpot đã giết hại hơn 1.700.000 người. Vâng, số xương này nếu tập hợp lại thì đủ để chất cao thành một ngọn núi chứ không đùa đâu !
Tôi tự hỏi: Một con người có học như Polpot với lý tưởng “Xây dựng thành công Xã Hội Chủ Nghĩa trong 6 tháng” đề xuất thanh lọc nhân dân Campuchia từ 7,1 triệu người xuống còn 2 triệu người. Rồi lại hi sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 60 triệu người VN. Vậy Pol Pot tính đưa dân tộc Campuchia đi tới đâu ?
Nếu bạn đã đọc hết bài tôi viết ở trên thì xin mời xem tiếp clip này để hiểu một cách trực quan hơn: [/COLOR]
THẢM SÁT BA CHÚC
23 năm đã trôi qua nhưng chưa một giây phút nào những người dân Ba Chúc nguôi ngoai cái cảm giác kinh hoàng của 11 ngày đêm tang thương của năm 1978. Bia đá của lòng căm thù đã được những người còn sống dựng lên, những lớp sọ người chất chồng lên nhau như nỗi đau chất lên nỗi đau thấu tới trời xanh. Nước mắt mãi mãi chảy ngược về quá khứ. Chưa có vụ thảm sát nào, chưa có tội ác nào kinh hoàng và rùng rợn như thế!...
3.157 NGƯỜI DÂN VÔ TỘI BỊ SÁT HẠI
Nằm dưới chân dãy Thất Sơn hùng vĩ, Ba Chúc là một xã thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Cách biên giới Việt Nam - Campuchia 7 km đường chim bay, vùng đất này là cửa ngõ mở xuống đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Về Ba Chúc hôm nay, dưới những rặng dừa tỏa bóng bình yên bên những cánh đồng lúa ngậm sữa, không ai ngờ tới hơn 20 năm trước mảnh đất này đã phải từng gánh chịu một nỗi tang thương, đau đớn đến thế! Cùng với những hồi ức của người dân Ba Chúc, chúng tôi đi ngược thời gian...
Ngày 30/4/1977, bọn diệt chủng Pôn Pốt vô cớ xua quân tấn công vào 8 tỉnh Tây Nam của Tổ quốc, trong đó có An Giang mà xã Ba Chúc là một điểm trọng yếu trong hướng tấn công của chúng. Vùng đất nhỏ bé này đã phải chịu đựng 30 lần tấn công của chúng. Ðỉnh cao của tội ác là vụ thảm sát 3.157 người dân vô tội, từ ngày 18/4 đến 30/4/1978.
Sáng 18/4, sau khi chọc thủng phòng tuyến của du kích xã, bọn Pôn Pốt xua quân vào Ba Chúc. Xã bị dìm trong biển lửa và máu. Những cảnh tượng giết người hàng loạt dã man hơn cả thời trung cổ: Bắn người tập thể, dùng búa đập đầu, cắt cổ; với trẻ em thì chúng xé làm đôi hoặc nắm hai chân đập đầu vào gốc cây, vách tường, bờ đất hay tung lên và xóc lưỡi lê vào cơ thể; với phụ nữ thì bọn dã thú hãm hiếp, dùng dao xẻo vú, thọc tầm vông, cán búa hoặc nhét đất đá vào chỗ kín cho đến chết. Những người dân Ba Chúc từng chứng kiến đã rùng mình hồi tưởng và cho đến bây giờ họ vẫn thảng thốt ngạc nhiên tại sao có những kẻ mang khuôn mặt con người mà độc ác, dã man đến như vậy!...
Cùng với một người bạn sinh ra ở Ba Chúc, chúng tôi đến thăm những địa danh ghi lại tội ác của bọn diệt chủng. Ðã hơn 20 năm mà tiếng mõ cầu kinh của chùa Tam Bửu vẫn rền rĩ ngân thảm thương như tiếng vọng của những oan hồn.
Những ngày cuối tháng 3/1978, khi Pôn Pốt lấn qua biên giới, nhân dân thường chạy vào chùa trú ẩn vì cứ ngỡ rằng chúng sẽ không giết người trước Ðức Phật từ bi. Ai ngờ rằng, ngày 17/4, loạt pháo đầu tiên chúng bắn trúng hậu liên Tam Bửu tự. 40 người chết không toàn thây, 20 người bị thương, máu loang đỏ nền chùa, tiếng kêu la cất lên thảm thiết.
Sáng hôm sau, giặc tràn vào chùa Tam Bửu và bắt hơn 800 người đang ẩn nấp nơi đây và xua họ đi thảm sát tập thể ở cánh đồng Cầu Sắt và giồng Ông Tướng. Ðối diện với chùa Tam Bửu là chùa Phi Lai. Ba giờ chiều hôm đó giặc tràn vào đây và xả súng bắn chết tại chỗ 80 người; 100 người khác kinh sợ bỏ chạy cũng bị chúng dùng báng súng và khúc cây đánh chết; 40 người khác nấp dưới bàn thờ Phật cũng bị lựu đạn tung vào chỉ sống sót 1 người. Những hang đá trên núi Tượng (Kỳ Lân Sơn trong dãy Thất Sơn) đã trở thành những mồ chôn người tập thể.
Trong hang Ba Lê, 50 người trong một dòng họ không còn sót một ai và bên cạnh là giồng Ông Tướng đã vùi thây 100 sinh linh vô tội khác. Hang Cây Da có 17 người vào trốn, chúng xả súng giết ngay 14 người, hiếp dâm chị Chuột rồi dùng cây đâm vào cửa mình cho đến chết, hai người liều mình chạy thoát là anh Phan Văn Ba và người con trai 19 tuổi của mình. Bạn tôi kể lại, sau ngày bọn Pôn Pốt đã bị đẩy về bên kia biên giới, nhân dân Ba Chúc đã gom góp xương tàn của những người xấu số chất đầy cả... mấy chiếc xe bò!...
NHỮNG NHÂN CHỨNG SỐNG
Trước mặt chúng tôi là một ông già tiều tụy, những nét đau khổ khắc sâu trên gương mặt ông, đó là Trần Văn Tỏ. Người cha bất hạnh ấy quặn thắt ruột gan mà kể lại cho chúng tôi câu chuyện thương tâm. Ðây là nỗi ám ảnh chưa một giây phút nào thoát ra khỏi con tim và khối óc ông, ông sống mà cứ nghĩ như mình đã chết. Ông Tỏ kể:
Tại hang Ðồ Ðá Dựng nằm trong lòng núi Tượng có 72 người trốn, trong đó có 4 cháu nhỏ. Do ở hang lâu ngày thiếu ăn, khát nước và bệnh tật, trẻ la khóc suốt ngày. Ðể đảm bảo bí mật cứu lấy số đông, mọi người phải đau lòng nghĩ đến chuyện bức tử các cháu bé nhưng không ai dám nỡ lòng. Ðến ngày 29/4, một tên nữ Khơme Ðỏ đi do thám và phát hiện tiếng trẻ khóc, thị la lên "thận or" (có người) và chạy đi báo thượng cấp.
Trước nguy cơ tất cả bị tàn sát, mọi người quyết định phải tự tay giết 4 cháu bé. Ðứa con trai lên 5 của anh Trần Văn Tỏ biết mình sắp phải chết đã thảng thốt van xin: "Ba ơi! Ðừng giết con!". Anh Tỏ đã cố nén đau thương bóp mũi đứa con trai thương yêu của mình cho đến chết. Rồi tiếp đó là ông Hai Khế, ông Tư Ðức đã lần lượt tự tay giết ba đứa cháu nội của mình. Ba tiếng đồng hồ sau, bộ đội ta tấn công vào, những người dân trong hang Ðồ Ðá Dựng ôm 4 đứa trẻ vẫn còn hơi nóng mà đứt từng khúc ruột...
Bà Hà Thị Nga cũng là một nạn nhân còn sống sót sau vụ thảm sát. Ngôi nhà trơ trọi của bà cũng hoang lạnh đến rợn người nằm sát bên Nhà mồ Ba Chúc. Khi chúng tôi vào nhà, bà thắp nhang xá bốn phương tám hướng và cắm lên vô số bát nhang. Trên gương mặt như vô hồn của người phụ nữ chịu quá nhiều đau thương chợt đanh lại và ép ra những giọt nước mắt khi phải hồi ức về những ngày bi thảm.
Bà sinh năm 1939, lúc ấy 39 tuổi. Cả dòng họ trên 100 người của bà đã bị bọn Pôn Pốt giết hại; riêng gia đình bà đã vĩnh viễn mất đi 37 người, từ cha mẹ, anh chị, chồng và 6 đứa con thân yêu. Bà đã tận mắt chứng kiến kẻ thù giết hại những đứa con của mình. Ðứa gái út bị chúng đập đầu ba lần không chết vẫn ngẩng đầu kêu "Mẹ ơi!" đau đến xé lòng. Bà đã ngất xỉu đi và gục lẫn vào đống xác người cho nên thoát chết.
Bà Hà Thị Nga với ký ức sau lưng
Còn chị Nguyễn Thị Ngọc Sương năm ấy mới 11 tuổi - cha mẹ và tất cả anh chị em đều bị sát hại. Sương kể trong nước mắt: Chiều 18/4, giặc tràn vào chùa Tam Bửu và lùa bà con đi tàn sát tập thể, Sương chạy theo cha. Tại cánh đồng Cầu Sắt - Vĩnh Thông, cha chị cầm tay con mà dặn: "Cha còn 7 đồng bạc, con cầm lấy". Giặc bắn cha chị, xác nằm chung với hàng trăm người khác. Chị cũng bị bắn vào đầu và ngực nhưng may mắn không chết. Ban ngày Sương đi lượm xoài ăn, tối về nằm bên xác cha. Qua 11 ngày đêm, các vết thương trên người chị nhiễm trùng thối rữa ra. Sau thảm họa, chính quyền địa phương đã đưa chị đi bệnh viện điều trị ba tháng sau mới lành.
Ông Nguyễn Văn Kỉnh là một trong 300 người bị bọn chúng dẫn đi tàn sát ở cánh đồng Vĩnh Thông. Ông kể, chúng chia từng tốp 20-30 người rồi đồng loạt nã đạn, đến tốp ông Kinh, khi súng nổ ông hoảng sợ chết ngất. Sáu xác người khác phủ lên người ông. Khi tỉnh lại ông bàng hoàng nhìn cảnh tượng xung quanh và muốn chết thật đi khi nhìn thấy đứa cháu ngoại 5 tháng tuổi của mình đang day vú mẹ trong khi người con gái của ông tắt thở tự lâu rồi...
DI TÍCH CỦA LÒNG CĂM THÙ
Năm 1977, Ba Chúc chỉ có 16 ngàn dân mà chỉ trong 11 ngày 3.157 người vô tội bị giặc sát hại, phần lớn trong số họ là người già, phụ nữ và trẻ em. Trên 100 hộ bị giết sạch không còn ai sống sót, giữa lòng Ba Chúc hôm nay vẫn còn đó những nền nhà cũ bám rêu. Trên mảnh đất nhỏ bé này đến hôm nay vẫn như còn nhuốm máu. Những người dân Ba Chúc hình như không đủ niềm vui để nở một nụ cười. Chính quyền và nhân dân An Giang đã xây dựng tại đây quần thể chứng tích tội ác và Nhà nước đã công nhận là Di tích Căm thù theo Quyết định 92/VH-QÐ ngày 10/7/1980.
Những người Việt đáng thương bị bọn Khmer Đỏ thảm sát
Trước mặt chúng tôi là nhà mồ Ba Chúc. Nhà mồ có hình lục giác, mỗi góc là một cột đỡ mái nhà bằng hình tượng bàn tay cầm chuôi kiếm đẫm máu giương thẳng. Chính giữa nhà mồ là khung hộp kính tám cạnh, chứa trong đó 1.159 hài cốt của những người dân vô tội; số còn lại đã được chôn cất và rất nhiều hài cốt khác đã lẫn vào đất đá hay chìm lấp trong các hang sâu trên dãy Kỳ Lân Sơn. Trước chứng tích của lòng căm thù, nỗi đau không thể cất thành lời, chúng tôi chỉ biết cúi đầu tưởng niệm. Tiếng vọng của những oan hồn mãi mãi ám ảnh trong lòng những người dân Ba Chúc, những người dân Việt Nam, thức tỉnh lương tri của những người dân Campuchia chân chính và nhân loại yêu chuộng hòa bình.
Khắc sâu mãi mãi một tội ác
TUOL SLENG
Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng là một bảo tàng tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ trong thời gian cầm quyền từ 1975 đến 1979. Đây đã là trường phổ thông trung học trước khi trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Kmmer Đỏ. Năm 1975, trường được chuyển thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21.
Trong thời gian 4 năm cầm quyền của Kmer Đỏ, nơi đây giam giữa khoảng 17.000 người (có nguồn khác cho răng con số này là 20.000), phần lớn là thành viên hoặc lính trước đó của Kmer Đỏ bị kết tội phản bội. Trường đã được cải hoán như xây thêm hàng rào điện, gia cố phòng thành trại giam, phòng hỏi cung và phòng tra tấn.
Bảo tàng hiện nay nằm khuất trong khu phố nhỏ Toul Svay Prey ở phía Nam Phnom Penh và khá lạc lõng với cảnh quan xung quanh bởi nó quá cũ kỹ, sập sệ với những hàng rào thép gai bao quanh.
Theo từ điển tiếng Khmer thì Toul Sleng có nghĩa như một Ngọn Đồi Độc Dược, cái tên như gắn liền với lịch sử của nó. Tuol Sleng từng là một trường học, nhưng Khmer Đỏ đã dùng dây thép gai để quây khu vực, đồng thời biến các phòng học thành các phòng giam nhỏ để tra tấn các tù nhân, trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Kmmer Đỏ.
Năm 1975, trường được chuyển thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21. Trong thời gian 4 năm cầm quyền của Khmer Đỏ, nơi đây giam giữa khoảng 17.000 người (có nguồn khác cho răng con số này là 20.000), phần lớn là thành viên hoặc lính trước đó của Kmer Đỏ bị kết tội phản bội. Trường đã được cải hoán như xây thêm hàng rào điện, gia cố phòng thành trại giam, phòng hỏi cung và phòng tra tấn. Hàng nghìn người đã bị tra tấn ở đây, chỉ có một số ít tù nhân còn sống sót khi rời nhà tù vốn là “nỗi ác mộng” đối với người Campuchia.
Những linh hồn không an nghỉ
Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng trưng bày những hình ảnh nạn nhân và tư liệu về tội ác của Khmer Đỏ khiến người xem rùng mình. Có thể tham quan Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng và sau đó ra ngoại ô thăm Cánh đồng chết (Killing Field).
Lịch sử
S21 có diện tích 600x400m và đã từng giam hơn 17000 người, chỉ có 14 người còn sống sót. Nhà tù bao gồm 4 dãy nhà chính và một số ngôi nhà xung quanh, vốn là trụ sở, phòng tra hỏi và tra tấn tù nhân của chính quyền Khmer đỏ. Năm 1962, S21 vốn là trường trung học Ponhea Yat. Đến thời kỳ chế độ Lon Nol, một chế độ cộng hoà được chính phủ Mỹ hậu thuẫn vào những năm 1970, trường được đổi tên thành Trường trung học Toul Svay Prey. Đến tháng 5.1976, trường được chính quyền Khmer đỏ cải hoán thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21.
Theo các tài liệu mà Trung tâm Tư liệu Campuchia tìm được, S21 được thiết kế đặc biệt để dành cho việc tra hỏi và tiêu diệt các phần tử "phản bội".Trong suốt 4 năm cầm quyền của mình , nơi đây giam giữ tổng cộng 10.499 nghìn người (chưa tính khoảng 2.000 trẻ em bị giết) gồm nhiều quốc tịch như Việt Nam, Lào, Thái, Ấn Độ, Pakistan, Anh, Mỹ, Canada, New Zealand, Australia, nhưng phần lớn là người Campuchia.
Họ là công nhân, nông dân, kỹ sư, thợ cơ khí, dân trí thức, giáo viên, giáo sư, học sinh và thậm chí là công sứ, nhân viên ngoại giao. Toàn bộ thành viên gia đình của nạn nhân, kể cả trẻ em mới đẻ cũng bị đưa vào giam giữ trong nhà tù. Số người sống sót tại nhà tù này chiếm chưa đầy một nửa.
Duch - trùm nhà tù Tuol Sleng. Vừa bị tuyên án 35 năm tù cách đây vài ngày.
Những dãy buồng giam dài được xây kín bằng gỗ, gạch, san sát nhau chìm trong bóng tối. , những tù nhân bị giam giữ trong buồng giam nhỏ có diện tích 0,8x2m bị xích chân bằng sợi xích to chôn chặt vào tường hoặc nền nhà xi măng; còn những nạn nhân bị giam trong buồng giam lớn có diện tích 8x6m bị xích một hoặc cả hai chân vào những thanh cùm ngắn hoặc dài.
Cùm nhỏ dài chừng 0,8-1m được thiết kế để xích khoảng 4 người còn cùm dài 6m thì xích 20-30 người. Mọi nạn nhân đều phải nằm ngủ trên sàn nhà lạnh lẽo. 4.30 mỗi sáng, mọi nạn nhân phải thức dậy, kéo quần xuống tận đầu gối để cai tù kiểm tra, sau đó phải thực hiện một số động tác thể dục như đứng lên ngồi xuống, giơ tay cao cho dù chân vẫn bị cùm.
Mỗi ngày cai tù kiểm tra nạn nhân 4 lần và thay ngay mọi cùm bị lỏng. Nếu nạn nhân nào vi phạm các quy định mà chúng đề ra sẽ bị phạt từ 20-60 gậy. Muốn thay đổi tư thế khi ngủ, nạn nhân cũng phải xin phép của cai tù. Cách 2-3 ngày hoặc thậm chí nửa tháng nạn nhân mới được tắm v.v...
Mô tả
Bảo tàng còn lưu giữ các hiện vật được tìm thấy sau khi quân Khmer đỏ bị khống chế vào tháng 01 năm 1979, nhà tù đã lưu giữ rất nhiều tài liệu, hàng ngàn bức ảnh các nạn nhân, rất nhiều trong số đó vẫn đang được trưng bày. Các bức tranh vẽ cảnh tra tấn trong tù đang được trưng bày do Vann Nath thực hiện, ông là một trong những người tù sống sót tại Toul Sleng.
Bản đồ đất nước Campuchia ghép bằng sọ của các nạn nhân hiện không còn được trưng bày trong bảo tàng nữa vì một số ý kiến cho rằng việc đó qúa tàn nhẫn. Trước đây việc không tiếp tục trưng bày tấm bản đồ ghê rợn đó đã từng gây một cuộc tranh cãi phạm vi quốc tế. Để hiểu được toàn bộ bối cảnh lịch sử, nên kết hợp chuyến thăm tới bảo tàng tội diệt chủng Toul Sleng với chuyến thăm tới Cánh đồng chết Choeung Ek.
Cánh đồng chết
Choeung Ek vốn là những vườn cây ăn quả thuộc xã Choeung Ek, quận Dang Kor, tỉnh Kandal, Campuchia. Sau cuộc lật đổ Chính phủ Cộng hòa Khmer, trong những năm 1975-1979, chính quyền Khmer Đỏ đã biến xã Choeung Ek thành cánh đồng giết chóc tàn bạo và dã man nhất
Cây tử thần - nơi hành quyết trẻ em
Gần 30 năm kể từ khi xảy ra những vụ thảm sát tập thể tại đây, âm khí của vùng đất này vẫn chưa hết. Những mảnh vụn xương người trộn lẫn trong đất và áo quần của những nạn nhân xấu số bằng vải ni lông, khó phân hủy, càng bày lên nhiều hơn sau những cơn mưa lớn. Hơn nữa, chưa ai biết được trong lòng đất nơi đây còn bao nhiêu hố chôn tập thể khác chưa được tìm thấy. Cách đây không lâu, thêm một hố chôn tập thể các nạn nhân mới được tìm thấy sau nhiều năm nước mưa xói mòn để lộ ra dấu vết.
Bức ảnh người phụ nữ bồng con sắp bị Khmer đỏ khoan vào đầu - hình thức giết người man rợ lúc bấy giờ
Tại các trại giam to, hiện người ta cho trưng bày những bức ảnh, tranh vẽ sống động về thời đó, từ hình ảnh chiếc ghế sắt để nạn nhân ngồi chụp hình, các phạm nhân bị đánh đập tàn nhẫn, các cánh đồng chết đẫy rẫy xương của những người bị Khmer đỏ giết hại, các hình vẽ mô tả lại cảnh phạm nhân bị tra tấn.
Sự giết người man dại của chế độ Khmer đỏ còn in dấu đậm nét tại các phòng tra tấn nạn nhân. Dãy phòng này gồm 14 phòng, chỉ kê vẻn vẹn một cái giường sắt và hộp đựng đồ tra tấn. Nạn nhân bị gọi lên phòng này bị tra tấn man rợ đến chết.
Một trong những hình thức tra tấn phố biển ở S21 là rút móng tay, móng chân; đổ axít vào mặt, khoét ngực để thả rết, dùng búa, rìu, roi đánh đập... Những vết máu bắn ra của nạn nhân vẫn còn in đậm trên tường và trần nhà.
Hiện trên tường của 14 căn phòng đều có treo một bức ảnh, những bức ảnh đó chính là hình ảnh của 14 nạn nhân cuối cùng trong nhà tù .Họ được giải thoát khi quân đội tình nguyện Việt Nam vào giải phóng khu vực này.
Các bức ảnh của 14 nạn nhân hiện vẫn còn treo trên 14 phòng do phóng viên chiến trường Việt nam chụp lại . Mộ của những nạn nhân còn sống sót hiện được chôn cất phía trước nhà tù .
Ba thập kỷ đã trôi qua kể từ khi thế giới lần đầu tiên biết tới "những cánh đồng chết" ở Campuchia, biết đến bàn tay khát máu của Khmer Đỏ thì mãi đến tháng 7.2006, một toà án LHQ -Campuchia mới tuyên thệ và bắt đầu công việc khó khăn đưa những kẻ phải chịu trách nhiệm ra trước vành móng ngựa.
Ngày 26.2.2008, thủ lãnh của nhà tù khét tiếng ở Campuchia dưới thời Khmer Đỏ đã khóc khi hắn hướng dẫn một toà án được Liên Hợp Quốc hỗ trợ đi quanh một trong những "Cánh đồng Chết" của Campuchia thời thập niên 1970.
Giá trị
Bằng hình ảnh , hiện vật cùng với các tư liệu ,.v...v bảo tàng hiện nay thu hút đông đảo du khách đến từ khắp nơi trên thế giới .Tuy nhiên, xét về góc độ , du khách vẫn còn e dè với bảo tàng do quá ghê rợn và chính những điều mà du khách nhìn thấy , khiến họ ghê sợ.
Một số hình ảnh về tra tấn tại Tuol Sleng
Bị đánh đập, tra tấn, bỏ đói
Rứt thịt bằng kềm, rết và bọ cạp
Cướp đứa con vừa sanh của một nữ tù
Một hình thức tra tấn của bọn Khmer Đỏ
Trẻ em bị cùm trói lại với nhau
Thi đua giết người
Con người bị đối xử thua cả con vật
Tra tấn bằng roi
Tra tấn bằng rút móng tay và răng
Trấn nước
Dội nước
Cắt cổ
Trẻ em bị hành quyết bằng cách đập vào cây
Hoặc tung lên rồi dùng lưỡi lê xọc vào cơ thể
[/i:5 |
|